Nguyên nhân chính gây nên bệnh hôi miệng
Hôi miệng là căn bệnh
có thể xảy ra ở nhiều giới tính và lứa tuổi khác nhau. Tuy không nguy hiểm đến
sức khỏe nhưng bệnh hôi miệng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc
sống cũng như công việc của người bị.
Có khá nhiều nguyên nhân gây hôi miệng, trong đó thường gặp nhất
là những nguyên nhân do bệnh răng, nướu, trong hốc miệng - đáy lưỡi, đôi khi có
nguyên nhân bệnh mũi xoang và hệ tiêu hóa.
Nhóm nguyên nhân
từ miệng
Vệ sinh răng miệng kém: Sau các bữa ăn, lượng thức ăn còn sót
lại trong kẽ răng tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn lên men và phát triển, tiết
chế ra các hợp chất có mùi. Mảng bám trên lưỡi bao gồm các thức ăn thừa, xác tế
bào bạch cầu và cả vi khuẩn, vùng lưỡi có các vết nứt tạo ra môi trường ít oxy,
làm ngăn cản hoạt động của tuyến nước bọt và đây chính là môi trường để vi
khuẩn hoạt động, gây nên tình trạng hôi miệng.
Khô miệng: Sau điều trị xạ trị hay hội chứng như
Sjogren làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm nên khả năng tự chải rửa tự
nhiên giảm rất dễ bị sâu răng và hôi miệng. Khi lượng nước bọt trong miệng bị
giảm 50% mức độ so với bình thường sẽ gây ra hoạt động kháng khuẩn của nước
bọt, các vi khuẩn có trong miệng bắt đầu phát triển sẽ gây ra hôi miệng.
Nhiễm trùng miệng: Viêm nướu (nướu sưng dễ chảy máu), viêm
niêm mạc miệng, viêm nha chu (có túi nha chu răng lung lay), áp-xe răng miệng.
Nhiễm trùng và sâu răng là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn trú ẩn, sinh
sôi phát triển mạnh, các thức ăn thừa còn đọng lại trên các lỗ hổng của răng bị
phân hủy khiến hơi thở bạn có mùi hôi khó chịu. Hoặc do bệnh quanh Implant, tủy
hoại tử, không làm sạch cao răng, mắc bệnh viêm lợi, ung thư miệng, tổn
thương miệng… là những nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi.
Nguyên nhân xuất
phát ngoài miệng
Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người có tiền sử bệnh viêm họng,
viêm xoang, viêm amidan là nguyên nhân gây ra bệnh lí hôi miệng. Đặc biệt là
viêm amidan, một số người có sỏi amidan “tonsilloliths” lúc ho cũng phát ra mùi
hôi rất khó chịu. Sỏi amidan chứa các vi khuẩn kị khí Eubacterium,
Fusobacterium, Porphyromonas và Prevotella sản sinh ra khí sunfua dễ bay hơi –
tạo nên mùi hôi cực khó chịu khi nói chuyện.
Nhiễm trùng đường tiêu
hóa: Những ảnh hưởng
từ các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ hơi sẽ có mùi
hôi từ dạ dày lên thực quản và bốc mùi hôi ra từ miệng. Ngoài ra, một số bệnh
khiến hôi miệng như: viêm dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy hơi
chướng bụng, táo bón… là những lý do khiến bạn thở có mùi hôi, mất tự tin trong
giao tiếp, đặc biệt là trong vấn đề tình cảm.
Một số loại thực
phẩm nặng mùi gây hôi miệng
- Một số loại thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, những người
thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá… cũng tạo nên “mùi đặc biệt” khi nói
chuyện.
- Nhiều nguyên nhân đặc biệt khác như những người mắc các bệnh
ung thư, phải điều trị, xạ trị bằng thuốc, hoặc mắc các bệnh tiểu đường, suy
gan, suy thận…
-Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát
triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn, nếu không chăm sóc, vệ sinh kỹ
lưỡng thì đây chính là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia răng miệng hàng đầu, bạn nên
đến các cơ sở nha khoa để khám răng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng một lần để
làm sạch miệng, đồng thời sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng miệng.
NHA KHOA AN ĐỊNH với nhiều năm hoạt động, chắc
chắn sẽ là nơi điều trị bệnh hôi miệng triệt để dành cho bạn. Không chỉ có đội
ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, nơi đây còn có hệ thống máy móc, trang
thiết bị nha khoa vô cùng hiện đại và chất lượng. Để biết thêm về các phương
pháp điều trị bệnh hôi miệng, quý bệnh nhân hãy liên hệ với chúng tôi theo số
máy 097.481.2581 để
được tư vấn cụ thể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét